[Cập nhật] Bảng giá triệt lông mới nhất 2023 cùng những ưu đãi cực khủng tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Nevada.
Mục Lục
Trẻ sơ sinh có nhiều lông không phải tình trạng hiếm gặp ở các em bé sau sinh tuy nhiên lượng lông trên cơ thể con mọc nhiều cũng khiến các mẹ lo lắng. Dấu hiệu nào trên cơ thể cho thấy em béo nhiều lông hơn so với bình thường và các đám lông đó có gây ảnh hưởng gì không?
Nhiều mẹ thắc mắc không biết con mọc lông như thế này có nhiều không hay do bản thân mẹ lo lắng quá. Thực tế khi sinh ra hầu như đứa trẻ nào cũng có lông măng, nếu lớp lông măng ngắn và mờ thì mẹ đừng quá lo lắng, chỉ 1 – 2 tháng sau lông măng trên cơ thể trẻ sẽ rụng dần đi.
Tuy nhiên nếu lông măng dài, sậm màu hơn qua từng ngày ở các vùng như 2 má, tay, chân, hai bên tai, bụng. mu bàn chân, bàn tay thì có thể bé có lượng lông khác với người bình thường. Liệu rằng lông măng có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không?
Trẻ sơ sinh nhiều lông khiến mẹ lo lắng
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định lông măng không gây bất kỳ ảnh hưởng nào cho sức khỏe của bé. Sau một thời gian từ 1 – 2 tháng sau khi sinh, lượng lông trên cơ thể trẻ sẽ mờ và dụng dần. Chậm nhất sau 6 tháng, lông tơ dù nhiều hay ít cũng sẽ bị loại bỏ khỏi cơ thể của trẻ một cách hoàn toàn tự nhiên nên các mẹ đừng quá lo lắng. Có thể cơ thể trẻ nhiều lông hơn bình thường là do một số nguyên nhân dưới đây.
Một số trẻ nhiều lông hơn bình thường nhưng không gây bất kì ảnh hưởng nào đến sức khỏe của trẻ
Sở dĩ trẻ sơ sinh có nhiều lông nguyên nhân có thể là do em bé sinh non. Thông thường lông trên cơ thể trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 18 (được gọi là lông đẹn hay lông măng). Lớp lông này có tác dụng bảo vệ da của bé khi ở trong bụng mẹ.
Lông sẽ tồn tại trên cơ thể bé cho đến trước khi được sinh ra, tức là tháng thứ 9. Tuy nhiên một số trường các bé sinh non chỉ 7 tháng thì khi sinh ra sẽ xuất hiện lông nhiều hơn các bé khác. Tuy vậy mẹ đừng lo lắng quá,vài tháng sau sinh lông sẽ tự rụng hết.
Nguyên nhân khác có thể do di truyền hoặc do sản lượng bẩm sinh tăng cao bất thường, đồng thời hormone kích thích sự phát triển của lông sẽ tăng lên làm cho cơ thể bé nhiều lông hơn bình thường. Hoặc do cơ thể bé thiếu một số enzym, lượng natri thấp dẫn đến mọc lông nhiều hơn bình thường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh nhiều lông
Lông tơ mọc nhiều hơn bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy những lông tơ mọc nhiều khiến bé khó chịu thì có thể áp dụng một số cách giúp bé rụng lông an toàn sau đây.
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì thế các mẹ trước khi áp dụng cách chữa lông đẹn trẻ sơ sinh đều phải tìm hiểu kỹ tránh ảnh hưởng đến con. An toàn nhất là các cách tẩy lông từ các thảo dược thiên nhiên lành tính. Trong đó lá vông gai được nhiều chị em sử dụng để giúp con rụng lông tự nhiên.
Lá vông gai là thảo dược có thành phần ức chế sự phát triển của lông, hơn nữa tắm lá vông gai cho trẻ sơ sinh sẽ mang đến cảm giác dễ chịu cho trẻ, trẻ sẽ không bị ngứa và ngủ ngon hơn.
Tắm cho trẻ bằng lá vông
Cách làm:
Là vông hái về rửa sạch, trần qua nước sôi sau đó vò nát và đun sôi thì tắt bếp. Sau đó bạn pha lá vông vừa đun với nước ấm vừa phải để tắm cho trẻ. Thắm khoảng 3 – 5 lần lông măng trên người trẻ sẽ rụng hết
Lá trầu chứa đến 85,4% độ ẩm và 1,8% tinh dầu có công dụng sát trùng và làm sạch lỗ chân lông, khiến nang lông mềm hơn, kích thích lông rụng. Tắm lá trầu không cũng là cách làm hiệu quả loại bỏ lông măng trên người bé.
Lá trầu chọn loại lá nếp, lá to và giày sau đó bạn rửa thật sách để loại bỏ hết bụi bẩn. Tiếp theo giã nát lá trầu không và 1 quả cau nhỏ, chắt lấy nước và massage cho trẻ (tráng mặt và vùng kín) rồi bạn tắm lại băng nước sạch như bình thường cho trẻ.
Hạn chế lông tơ bằng cách tắm lá trầu không
Dầu ô liu được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ vì nó có nhiều lợi ích. Dầu ô liu là một loại chất béo thu được từ quá trình chế biến quả của ô liu ở vùng Địa Trung Hải. Trong dầu ô liu chứa este trglyceride và các hợp chất béo, và lượng axit béo thấp và các hoạt chất khác có khả năng làm giảm chứng rậm lông ở trẻ.
Lấy lượng vừa đủ tinh dầu ô liu sau đó massage trên da bé từ 1 – 2 phút rồi tắm lại cho bé với sữa tắm và nước ấm. Dầu ô liu dùng với lượng vừa phải sẽ giúp rụng lông ở trẻ tuy nhiện nếu lượng lông không quá nhiều thì mẹ cũng không nhất thiết dùng dầu ô liu massage trên da bé bởi dầu ô liu có thể làm giảm quá trình làm da mở.
Làm rụng lông ở trẻ sơ sinh bằng dầu ô liu
Cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực là phương thuốc dân gian quen thuộc giúp hạ sốt, làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, nếu trẻ sở sinh tắm bằng nhọ nồi sẽ giúp các đám lông tơ rụng dần đi. Nhọ nồi lành tính, thường mọc ở các bờ mương, bờ ao rất dễ tìm và không gây bất kỳ dị ứng nào cho làn da của trẻ.
Nhọ nồi sau khi hái về bạn rửa sạch, vò nát và cho vào nồi nấu. Sau khi nước sôi thì pha với nước ấm rồi tắm cho bé như bình thường. Trong quá trình tắm bạn có thể massage cho bé để nhọ nồi thấm vào da, và cuối cùng tắm lại cho bé bằng nước sạch. Tắm khoảng 3 lần lông tơ trên cơ thể bé sẽ giảm đáng kể.
Tắm bằng nhọ nồi giúp trẻ rụng lông
Trên diễn đàn webtretho – diễn đàn có lượng tương tác của đông đảo các mẹ bỉm sữa đang bàn luận sôi nổi về cách tẩy lông măng cho trẻ. Cùng xem các mẹ đã thực hiện tẩy lông cho bé như thế nào nhé:
Mẹ Munhana cảm thấy việc tẩy lông cho con là không cần thiết sau khi được bác sĩ tư vấn
Mẹ Thu Hà lo lắng vì trên cơ thể trẻ sơ sinh có lông ở vành tai
Không giấu nổi vui mừng nickname MecuaMon chia sẻ khi giúp con rụng lông thành công
Chị Hồng Ngọc chia sẻ khi tắm cho con bằng nhọ nồi tẩy lông
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh có nhiều lông có sao không và những điều mẹ nên làm khi cơ thể con xuất nhiều lông măng. Chúc con yêu của các mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, đáng yêu và ngoan ngoãn.
Nếu các mẹ có nhu cầu triệt lông các vùng trên cơ thể cho người lớn đừng ngại gọi đến hotline 18002045 hoặc ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn triệt lông tận gốc bằng công nghệ Master Laser sớm nhất từ chuyên gia.
Xem chi tiết >>